Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024
Bài mẫu Vietchuyennghiep.vn Content chính luận

Bất ngờ với người phụ nữ “cháy” hết mình bởi niềm đam mê… “tiểu đường”

Ở độ tuổi ngoài 40, người ta thường nói là “chưa già”, nhưng cũng chẳng còn quá trẻ. Bởi vậy mà khi chứng kiến chị Lã Ánh Hồng (chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường) say sưa nói về những khái niệm Digital Marketing mới mẻ, để áp dụng cho dự án mới về tiểu đường, bất kỳ ai cũng phải thấy bất ngờ và thú vị.

Năm nay 42 tuổi, chị Lã Ánh Hồng (chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường của Công ty CPTH Tâm Hồng Phúc) có thể ngồi cả buổi hào hứng để lắng nghe và thảo luận về những khái niệm “mới mẻ” của Digital Marketing, như: Content Marketing, Inbound Marketing, Blog, Content Social, Facebook Ads, Landing Page…

Nói “mới mẻ”, một phần là bởi đó đều là những đầu mục kiến thức mà giới làm Marketing tại Việt Nam đang tìm hiểu, chia sẻ, một phần khác là do… ở lứa tuổi của chị Hồng, có lẽ hiếm người đủ kiên nhẫn và đam mê để bước chân vào “bầu trời kiến thức” này.

Tại sao người phụ nữ ấy lại có mối quan tâm “lạ lùng” như vậy?

Tất cả bắt nguồn từ một niềm đam mê có tên là… “bệnh tiểu đường”. Bởi là người luôn đau đáu với hành trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường, chị Lã Ánh Hồng đã nắm trong tay thứ “bí kíp” quan trọng.

Song, để mang “bí kíp” ấy cho nhiều người bệnh, chị hiểu rằng, không có cách nào khác là phải áp dụng những tri thức tiên tiến cho start-up của mình.

Câu chuyện đằng sau start-up cung cấp sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường ấy có những nỗi niềm đầy cay đắng và ám ảnh mà ít người biết.

Bước ngoặt sau những nỗi đau

Từng là người hoạt động mạnh trong lĩnh vực quảng cáo báo chí, chị Lã Ánh Hồng sở hữu agency truyền thông với nguồn thu nhập mà nhiều người mơ ước.

Vậy nhưng, khi ngành báo chí chuyển đổi từ hình thức báo giấy sang điện tử, cùng với những xu hướng truyền thông mới trên mạng xã hội, công việc của chị Hồng bị ảnh hưởng nặng nề.

Không chỉ vậy, những diễn biến căng thẳng trong cuộc sống riêng tư khiến chị Hồng lâm vào cảnh stress trầm trọng, tới mức bản thân bỏ hết công việc, chỉ tập trung vào thiền, niệm… nhằm tìm kiếm sự an yên cho tâm hồn.

“Đó là khoảng thời gian mất cân bằng, khủng hoảng của tôi. Trong những ngày đi tìm lại sự cân bằng, tôi ngẫm nghĩ nhiều hơn về cuộc sống, về những thứ mà trước đây, sự xô bồ khiến tôi không mấy để tâm. Thế rồi, tôi nghĩ rằng, nếu mình chỉ an yên cho riêng mình, thì thật ích kỷ. Vậy là khi tìm thấy sự cân bằng rồi, tôi muốn làm những điều có ích cho gia đình, cho xã hội. Đó mới là sự an yên đích thực và có ích”, chị Lã Ánh Hồng chia sẻ về bước ngoặt trong cuộc đời.

Vậy nhưng, “điều có ích cho gia đình, cho xã hội” là gì?

Trước khi tự chữa lành nỗi đau tổn thương của bản thân, chị Hồng còn phải chứng kiến không ít nỗi đau của những người xung quanh.

Đó là nỗi đau thể xác và tinh thần của bố chồng chị – bởi ông mắc bệnh tiểu đường gần 30 năm.

Đó cũng là nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ chồng chị – với hành trình chăm sóc người bệnh dài đằng đẵng.

Từ những nỗi niềm kể trên, chị Lã Ánh Hồng đã quyết định dành thời gian đi học, nghiên cứu về y học cổ truyền, bởi chị tin rằng, “chữa bệnh cứu người” chính là điều có ích cho gia đình, cho xã hội mà chị tâm niệm.

“Tôi chọn y học cổ truyền, bởi ở hoàn cảnh có người thân mắc bệnh tiểu đường lâu năm, tôi hiểu rằng, Tây y có tác dụng nhanh chóng, song không triệt để tận gốc. Muốn chữa từ gốc thì y học cổ truyền là ‘chân ái’. Tất nhiên, tôi vẫn đi học thêm ngành Dược, để khai thác sức mạnh của cả Tây y và Đông y”, “người phụ nữ đặc biệt” bồi hồi nói về bước chuyển đổi mạnh mẽ của bản thân, khi chị bắt đầu làm mọi thứ từ đầu, ở tuổi ngoài 30.

Sự kết tinh của đam mê

Người ta vẫn nói, “một phần của ‘thành công’ là chữ ‘duyên’”, quả không sai!

Khi đã có quyết định bước ngoặt, chị Lã Ánh Hồng lại được phân công thực tập tại khoa Nội tiết – Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an. Ở đây, chị trực tiếp hỗ trợ cho những bệnh nhân bị tiểu đường, trực tiếp chứng kiến thêm nỗi đau ám ảnh.

“Những ngày giãn cách, chúng ta phải tạm xa rời các món ăn yêu thích ngoài hàng, như phở, bún riêu, bánh tráng, cà phê… Cảm giác của mỗi người như thế nào? Rõ ràng là rất nhớ, rất thèm, luôn bồn chồn mong hết thời gian giãn cách để được thưởng thức. Nhưng với người bệnh tiểu đường, khoảng “thời gian giãn cách” này kéo dài bất tận, khiến họ căng thẳng, ám ảnh với chế độ dinh dưỡng, với những biến chứng nguy hiểm rình rập. Đó là nỗi khổ mà chỉ người trong cuộc hoặc người trực tiếp chứng kiến mới thấu hiểu”, chị Hồng giãi bày.

Bởi vậy, “niềm đam mê” hỗ trợ người bệnh tiểu đường đã thôi thúc chị Lã Ánh Hồng kết nối với GS.VS.TSKH Đái Duy Ban – vị thầy thuốc nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về Y, Dược.

Trái ngọt của sự kết nối này là cái gật đầu đồng ý của thầy thuốc Đái Duy Ban, để chuyển giao độc quyền cho chị Hồng bài thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Từ đây, sản phẩm chiết xuất hoàn toàn tự nhiên có tên Khang đường Tâm Hồng Phúc chính thức ra đời!

“Dây thìa canh, giảo cổ lam, ngũ vị tử, mướp đắng, sinh địa, cam thảo được kết hợp khoa học trong Khang đường Tâm Hồng Phúc, trở thành ‘bí kíp’ để tôi thực hiện tâm nguyện hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường mà bản thân luôn đau đáu”, chị Lã Ánh Hồng chia sẻ về sản phẩm kết tinh của sự đam mê.

Những “trái ngọt” khó quên

Kể từ khi thành lập start-up sản xuất và phân phối Khang đường Tâm Hồng Phúc, chị Lã Ánh Hồng đã có không ít kỷ niệm khó quên trên hành trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Như là vào tháng 8/2018, chị Hồng nhận một cuộc gọi đặc biệt. Đầu dây bên kia là giọng nói mệt mỏi, bất lực của một phụ nữ có chồng mắc bệnh tiểu đường.

Người phụ nữ đó kể, chồng chị là giám đốc của một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Thái Nguyên. Do đặc thù công việc, anh thường xuyên tham gia các bữa tiệc với bia, rượu, ăn uống cũng rất thất thường.

Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, khi anh mắc bệnh tiểu đường. Song oái oăm ở chỗ, vị giám đốc này… không thể uống thuốc Tây trị bệnh.

“Cứ uống vào, anh ấy lại bị buồn nôn, mệt mỏi, rồi sinh cáu gắt. Bởi vậy, người vợ đã phải chạy đôn đáo khắp nơi tìm thuốc. Rồi chị ấy tìm được một bài thuốc của dân tộc thiểu số, song rất phức tạp. Thuốc đó sắc kiểu 3 bát, lấy 1 bát, rồi phải đợi cho thuốc nguội tự nhiên, đạt độ ấm nhất định là phải uống ngay. Kèm theo đó là những loại thực phẩm bổ sung đi kèm, chế biến rất kỳ công”, chị Hồng nhớ lại.

Quá mệt mỏi, vợ của vị giám đốc nghe tiếng bài thuốc Khang đường Tâm Hồng Phúc, nên thử liên hệ. Cho đến khi cầm tận tay viên nén, uống đơn giản theo lịch và theo dõi, vợ chồng người bệnh ngỡ ngàng vì mọi diễn biến cải thiện bệnh rất tích cực, mà lại không phải “khổ công” chế biến như bài thuốc cũ.

Từ đó, vị giám đốc trở thành khách hàng quen thuộc và trung thành của sản phẩm. Cứ sau một thời gian, khi muốn ổn định đường huyết, anh lại nhớ tới bài thuốc y học cổ truyền của chị Hồng.

Hay một trường hợp đáng nhớ khác, là vào đầu năm 2019, văn phòng của công ty CPTH Tâm Hồng Phúc đón một vị khách “lạ”.

Nói “lạ” là bởi anh làm nghề lái xe bus, anh tự tìm đến tận nơi để “kiểm chứng” về bài thuốc được mách – chính là Khang đường Tâm Hồng Phúc.

Nam tài xế trên mắc bệnh tiểu đường đã lâu, rất kỹ tính và tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y, song anh gặp những tác dụng phụ không mong muốn, gây nhiều bất tiện trong công việc.

“Khi đến nơi, anh ấy xuống xe rất khó khăn, do chân tê cứng, di chuyển chật vật. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc lái xe bus thường ngày. Anh kể rằng, anh muốn tìm phương án hỗ trợ điều trị ít tác dụng phụ, bởi nếu theo phác đồ Tây y, anh phải uống một lượng thuốc đáng kể, nhiều lúc bị hạ đường huyết, rất nguy hiểm khi đang cầm lái. Anh cũng e ngại phải tiêm insulin thường xuyên”, chị Hồng chia sẻ.

Do mắc bệnh lâu và đã tham khảo nhiều cách chữa, lái xe bus đó rất hiểu về căn bệnh tiểu đường. Bởi thế, khi nghe những chia sẻ từ đáy lòng của chị Lã Ánh Hồng, anh rất tin tưởng và đồng ý sử dụng.

Sau tháng đầu, anh không còn đi tiểu đêm nhiều như trước. Đến tháng tiếp theo, anh đã thoát hẳn tình trạng tê tay chân, di chuyển lanh lẹ, thoải mái hơn.

“Sau này, anh ấy đến và nói với tôi một câu, khiến tôi nhớ mãi. Anh vốn kiệm lời, vậy mà anh rưng rưng bày tỏ rằng, ‘cảm ơn chị Hồng, nhờ chị, tôi đã được sống như một người bình thường’. Tôi không thể quên được lời chân thành ấy”, chị Hồng xúc động bày tỏ.

*****

Cho tới giờ, khi những mục đích ban đầu lần lượt được thực hiện, chị Lã Ánh Hồng lại đau đáu với điều trăn trở mới.

Đó là chị có trong tay “bí kíp” hiệu quả cho người bệnh tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết, cũng hiểu về phương pháp hỗ trợ điều trị hoàn toàn tự nhiên và từ gốc này.

Cùng với đó, chị cũng trăn trở khi chứng kiến quá nhiều người bệnh tiểu đường đang hiểu sai, hiểu nhầm về chế độ dinh dưỡng, cách điều trị hằng ngày.

Bởi thế, suy nghĩ ban đầu của chị về sự “hữu xạ tự nhiên hương” dần thay đổi. Nếu cứ để mọi thứ tự nhiên, trong một xã hội số 4.0 biến đổi và phát triển từng ngày, thì thật kém khả thi.

“Tôi thay đổi cách thức tư duy, tiếp cận. Rồi tôi nghe đến những khái niệm Marketing mà bản thân cực kỳ tâm đắc, là Inbound Marketing, Content Marketing. Đó không đơn thuần là câu chuyện bán hàng, mà mang giá trị, lợi ích thực sự cho mọi người, thông qua việc chia sẻ kiến thức về chuyên môn của mình. Vậy là tôi lại lao vào đọc, nghiền ngẫm để phát triển niềm đam mê hỗ trợ người bệnh tiểu đường của bản thân lên một tầm mức mới”, chị Lã Ánh Hồng hào hứng chia sẻ với ánh mắt lấp lánh niềm hy vọng.

Từ đây, dự án “Chuyện tiểu đường” – địa chỉ chuyentieuduong.vn – ra đời, với định hướng phát triển trang tựa như một cuốn tạp chí về bệnh tiểu đường, để cung cấp những thông tin giá trị, hữu ích cho người bệnh tiểu đường, giúp họ hiểu đúng bản chất căn bệnh và giữ được tinh thần lạc quan, an tâm điều trị.

Chị Lã Ánh Hồng nói như một lời hứa với chính bản thân mình: “Cuộc sống này thật thú vị, khi ta nhìn ra con đường mới để phát triển. Tâm nguyện hỗ trợ người bệnh tiểu đường của tôi đã được thỏa mãn khi tạo ra sản phẩm Khang đường Tâm Hồng Phúc. Tới giờ, tâm nguyện ấy lại phát triển lên một mức mới, với dự án Chuyện tiểu đường. Tôi mong muốn qua đây, tôi tiếp tục nối dài hành trình sẻ chia kiến thức, vực dậy niềm tin cho những người mắc bệnh. Tôi muốn bất kỳ ai cũng có thể mỉm cười mà nói rằng: ‘Tiểu đường ư? Bình thường thôi, chúng ta có thể vượt qua nó dễ dàng!’”.

Trung Hiếu – vietchuyennghiep.vn

Similar Posts