Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024
Bài mẫu Vietchuyennghiep.vn Content chính luận

Giải mã nỗi hàm oan của sản phẩm y học cổ truyền: Cốt ở chữ Tâm!

Vietchuyennghiep.vn – Nhắc đến các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm y học cổ truyền, nhiều người lập tức có phản xạ tiêu cực, cho rằng đó là những thứ “bánh vẽ, dối trá, kém chất lượng”. Trên thực tế, không ít sản phẩm được đầu tư chất xám, công sức đã bị đánh đồng một cách đầy hàm oan như vậy.

Thời gian qua, dư luận đã xôn xao với câu chuyện quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), sản phẩm y học cổ truyền trên YouTube: “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh…”.

Ngoài ra, nhiều loại quảng cáo “trên trời, dưới biển” tương tự cũng xuất hiện liên tiếp, gây ra sự phản cảm, bức xúc.

Dư luận đã phải lên tiếng gay gắt trước những hành vi lạm dụng việc buôn bán TPCN nói chung, các sản phẩm y học cổ truyền nói riêng, như vậy.

Nhiều ý kiến cho rằng, các loại TPCN – đặc biệt là sản phẩm đông y – để hỗ trợ điều trị những bệnh kinh niên như tiểu đường, thấp khớp, gan, thận… đều mang tính chất “bánh vẽ”, không thực sự trách nhiệm, chỉ nặng tính quảng cáo vô lối.

Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực nói trên lại đánh đồng cả những sản phẩm tốt, được nghiên cứu nghiêm túc, đầu tư công phu, khiến không ít doanh nghiệp chịu nỗi hàm oan vô lý.

Để làm rõ câu chuyện này, chúng tôi đã có buổi trao đổi thẳng thắn, chi tiết với bà Lã Ánh Hồng – chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường của Công ty CPTH Tâm Hồng Phúc.

Bà Hồng là chủ thương hiệu Khang đường Tâm Hồng Phúc, cũng như chịu trách nhiệm nội dung của Chuyện tiểu đường – chuyên trang nội dung dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Là một người hiểu và yêu các sản phẩm y học cổ truyền, theo bà, vì sao lĩnh vực này lại bị nhiều đối tượng lạm dụng, lộng hành như vậy?

– Đầu tiên, chúng ta phải hiểu một cách rõ ràng rằng, TPCN/sản phẩm y học cổ truyền thường có xuất xứ thành phần là các nguyên liệu thiên nhiên. Tức là những sản phẩm này rất lành tính. Bởi thế, nhiều nơi kinh doanh đã lao vào sản xuất, buôn bán một cách bất chấp, vì họ mang tâm lý “chẳng gây hại cho ai”.

Tất nhiên, “chẳng gây hại” thì rõ ràng khác với “có tác dụng, hữu ích, hiệu quả”. Đây chính là điểm lập lờ mà các doanh nghiệp không có tâm đã cố tình lợi dụng.

Chẳng hạn, gừng là một loại củ có những tác dụng tốt. Loại TPCN như trà gừng, gừng sắc bột… thì cũng chỉ làm từ gừng. Nó chẳng gây hại, mà mang lại các tác dụng tích cực như dùng gừng tự nhiên.

Nhưng tất cả chỉ có vậy thôi! Song có những doanh nghiệp lại thổi phổng sản phẩm của họ lên, như thể đó là… “thuốc tiên”, chữa được vô số bệnh…

Đấy chính là sự lạm dụng, truyền thông không đúng bản chất.

Ngoài ra, có thể kể tới hàng rào pháp lý hiện nay đối với các loại TPCN khá “thông thoáng”, nên một số doanh nghiệp thiếu chữ “Tâm” đã khai thác, lộng hành.

Bà có lời khuyên nào để người tiêu dùng tỉnh táo, nhận ra những sản phẩm và các nơi kinh doanh kém chất lượng để tránh xa?

– Bây giờ là thời đại 4.0 rồi, mạng xã hội như Facebook, TikTok… phát triển. Truyền thông sai lệch, thổi phồng thì đều có thể nhận trái đắng, khi người tiêu dùng nhận ra bản chất và họ có đủ phương tiện để “bóc phốt”, tố cáo.

Bởi thế, trước khi sử dụng sản phẩm nào, người tiêu dùng có thể bật chế độ “tỉnh táo” của bản thân bằng việc tìm hiểu xem, sản phẩm đó có “dính phốt” gì hay không.

Ngoài ra, một kinh nghiệm đơn giản khác là người tiêu dùng nên quan sát mọi thông tin thương hiệu xoay quanh sản phẩm đó, có thể từ chính bao bì. Sản phẩm có tên công ty rõ ràng không? Công ty đó có địa chỉ chính xác không? Số điện thoại có thể gọi được chứ? Xem thông tin trang web có chuyên nghiệp, đáng tin không?…

Tôi chứng kiến có những sản phẩm rất “lôm nhôm”, số điện thoại là số rác, website không truy cập được, địa chỉ công ty là địa chỉ “ma”. Vậy thì làm sao tin tưởng được?

Sau cùng, sự tỉnh táo đến từ chính cảm nhận của người tiêu dùng: Sản phẩm có cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân không? Phía công ty có sự chăm sóc khách hàng một cách nghiêm túc, trách nhiệm, theo sát và phản hồi mọi câu hỏi của khách không?

Tất cả điều đó là yếu tố để phân biệt chất lượng mà ai cũng có thể đánh giá được.

Là người tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh TPCN – lại là sản phẩm đông y – thì bà đối mặt với thực tế “loạn TPCN” như thế nào? Điều gì khiến bà tự tin có thể làm nên điều khác biệt, tách mình khỏi bức tranh nhuốm màu tiêu cực đó?

– Cá nhân tôi đã học cả kiến thức về ngành dược và y học cổ truyền, nên tôi nhìn thấy bản chất vấn đề và thực sự không hề lo lắng gì cả! Làm đúng, làm với cái tâm thực chất, thì không phải e ngại.

Tôi chỉ muốn góp tiếng nói để giải nỗi hàm oan mà TPCN đông y đang phải chịu mà thôi.

Đó là những doanh nghiệp “ăn xổi”, làm loạn thị trường thì thường có chủ công ty là người kinh doanh, chỉ quan tâm lợi nhuận, chứ không gắn kèm cái tâm làm thuốc vào sản phẩm của họ.

Như đã nói ở trên, thời nay là thời công nghệ 4.0, người tiêu dùng có đủ phương tiện truyền thông xã hội để vạch trần mọi thứ. Nếu doanh nghiệp “ăn xổi”, làm hời hợt, thiếu trách nhiệm, họ sẽ bị người tiêu dùng thông minh “chỉ mặt, đặt tên”. Đó là chưa kể tới việc họ có thể bị pháp luật trừng phạt.

Bởi thế, tôi đối mặt với tình trạng “loạn TPCN” bằng niềm tin rằng, cái gì tốt, đúng thì sẽ được thị trường nhìn nhận và trọng dụng, cái gì dở, sai thì sẽ bị vạch trần.

Điều giúp tôi tự tin có thể làm nên điều khác biệt, tách mình khỏi bức tranh nhuốm màu tiêu cực đó thì rất đơn giản. Đấy là làm ra sản phẩm bằng cả cái tâm và cái duyên với nghề mà mình có. Tôi xác định đây chính là “USP” của mình, của sản phẩm, của công ty (Unique Selling Point: Đặc điểm riêng, nổi bật của sản phẩm/dịch vụ so với các đối thủ trên thị trường).

Tôi vẫn hằng ngày hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân suy gan bằng cách tư vấn cho họ một cách sâu sát, trách nhiệm.

Cùng với đó, tôi còn phát triển dự án nội dung Chuyện tiểu đường (ở địa chỉ chuyentieuduong.vn) với định hướng phát triển trang tựa như một cuốn tạp chí về bệnh tiểu đường, để cung cấp những thông tin giá trị, hữu ích cho người bệnh tiểu đường, giúp họ hiểu đúng bản chất căn bệnh và giữ được tinh thần lạc quan, an tâm điều trị.

Cho tới thời điểm này, bà cảm thấy điều gì đã làm được là tự hào nhất? Điều gì là hối tiếc nhất?

– Điều tự hào nhất là mọi dự án của tôi đều đi đúng định hướng, với “USP” là cái tâm, cái duyên được đặt ngay ngắn ở chính giữa.

Từ dự án sản phẩm hỗ trợ điều trị người bệnh tiểu đường (Khang đường Tâm Hồng Phúc) cho tới dự án Chuyện tiểu đường, tôi đều được thị trường đánh giá tích cực.

Đó vừa là sự tự hào, vừa là niềm hạnh phúc. Bởi thế, thực sự tôi không hề lo lắng khi thấy thị trường có cái nhìn tiêu cực với TPCN, với thuốc đông y. Vì mình làm tử tế, mình sẽ được ghi nhận.

Điều tôi hối tiếc nhất là trước đây, tôi vẫn luôn nghĩ rằng, doanh nghiệp chỉ làm theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Đó là điều không hợp lý, trong bối cảnh các kỹ thuật về Marketing đã phát triển mạnh mẽ.

Mình có sản phẩm tốt, mình tự tin, thì mình phải lan tỏa nó cho nhiều người biết. Đáng tiếc, bây giờ thì tôi mới bắt tay vào làm bài bản. Còn trước đây, mọi thứ đều để tự nhiên, người bệnh dùng tốt, tự bảo nhau tìm đến.

Bà nghĩ sao nếu mọi kế hoạch, mục tiêu, tham vọng… mà bà đặt ra thì lại không thể hiện thực hóa được?

– (Cười) Một câu hỏi rất thú vị! Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng, đây là câu hỏi khó. Nhưng cá nhân tôi thì không thấy như vậy.

Đó là bởi tôi luôn tin rằng, mình không thể thất bại. Tại sao ư? Thành công hay thất bại là do cách đặt mục tiêu của chính mình. Khi khởi nghiệp với sản phẩm Khang đường Tâm Hồng Phúc hay dự án nội dung Chuyện tiểu đường, tôi đặt mục tiêu là hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường.

Tới giờ, mục tiêu đó đã, đang và sẽ luôn được hoàn thành, theo cách hoàn hảo nhất mà tôi muốn. Bởi thế, tôi làm việc tích cực hằng ngày, hằng giờ với một tâm thế hạnh phúc, tràn đầy năng lượng và sự hứng khởi.

Tôi không cảm thấy áp lực khủng khiếp hay e ngại cái kết thất bại rình rập như những người khởi nghiệp khác. Đó cũng là lý do tôi nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn này, dù đây là một cuộc phỏng vấn khó, khi đề cập trực diện tới những mặt tiêu cực của thị trường TPCN, thuốc đông y – vốn là mảng mà chính tôi đang hoạt động.

Tôi thấy rất thoải mái, hệt như cách bệnh nhân của tôi cảm thấy vậy, sau khi họ dùng Khang đường Tâm Hồng Phúc, hoặc đọc các nội dung chia sẻ kiến thức trên trang Chuyện tiểu đường (cười).

Xin cảm ơn bà vì đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này!

Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

==> Quay về Mục lục! <==

Similar Posts