Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024
Bài mẫu Vietchuyennghiep.vn Content chính luận

Chạy ads Facebook 2022: ‘Bí quyết sức mạnh nằm ở điều rất… đơn giản!’

Fanpage đăng nội dung “sạch”, tuân thủ chính sách của Facebook, nhưng tài khoản quảng cáo vẫn bị hạn chế, thậm chí bị vô hiệu hóa vĩnh viễn. Tình trạng “kỳ quặc” này khiến nhiều doanh nghiệp thực sự đau đầu vì ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng.

Thời gian qua, câu chuyện “set ads” (thiết lập chiến dịch quảng cáo) trên Facebook đã trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên các cộng đồng digital marketing lớn, nhỏ.

Phần đông những ý kiến trong đó thể hiện sự… bất mãn, thậm chí là bất lực, khi việc thiết lập quảng cáo ở nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu ngày càng khó khăn hơn.

Từ ngày 1/6/2022, Facebook còn tiến hành thu thêm khoản thuế 5% (thu hộ cơ quan thuế), khiến chi phí quảng cáo tăng lên. Điều này tiếp tục làm cho câu chuyện “set ads” gia tăng độ nóng.

Để tìm hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể về thị trường chạy quảng cáo Facebook của năm 2022, người viết đã có cuộc phỏng vấn chi tiết với anh Nguyễn Thành Trung – Chuyên gia đào tạo Facebook Marketing tại Trung tâm Vinalink (Vinalink Academy).

Theo anh, thị trường chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội có những sự thay đổi đáng chú ý nào trong năm 2022?

Chuyên gia Nguyễn Thành Trung: Là người trực tiếp làm trong mảng này, quan sát sự biến động của thị trường hằng ngày, hằng giờ, tôi nhận thấy có 2 sự thay đổi đáng chú ý.

Thứ nhất, thị trường chung đang tăng trưởng. Nhiều người vẫn có xu hướng “than khổ” khi nhắc tới chuyện quảng cáo trên môi trường mạng xã hội, nhưng thực sự thì thị trường lại đang tăng trưởng!

Điều đó thể hiện qua chi phí thiết lập ads trên TikTok đã tăng gấp đôi so với một năm trước, nghĩa là tính cạnh tranh đang cao hơn đáng kể, chứ không hề “giảm nhiệt” như chúng ta vẫn tưởng.

Như vậy, sự tăng trưởng của thị trường là rất rõ ràng.

Các bạn dùng TikTok có thể cảm nhận được sức nóng này qua việc TikTok đang “bóp” hiển thị mạnh so với trước đây, nhằm lấy “đất” cho nội dung quảng cáo.

Hay trên Facebook cũng vậy: Khách hàng thông minh hơn, có nhiều lựa chọn hơn (một người có từ 10-20 lựa chọn trước khi quyết định mua một món hàng gì đó).

Điều này cũng cho thấy, các doanh nghiệp đang tích cực khai phá nền tảng này, làm sức tăng trưởng vọt lên.

Thứ hai, một điều đáng chú ý khác là tình hình kinh doanh online khó khăn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải triển khai bài bản, chọn được kênh phù hợp với ngành và tệp khách của mình, cũng như cải thiện trải nghiệm trên môi trường số, hiểu cách đo lường phù hợp để có sự điều chỉnh kịp thời…

Đầu tháng 6, Facebook bắt đầu thu thuế 5% (thu hộ) để nộp cho cơ quan thuế Việt Nam. Đã có nhiều chuyên gia nói về vấn đề này, trong đó, doanh nghiệp có thể được khấu trừ VAT, còn cá nhân tự chạy ads thì sẽ phải chấp nhận mức giá mới cao hơn.

Anh có lời khuyên nào dành cho các cá nhân không?

Các mô hình hoạt động đã đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT cho khoản chi quảng cáo trực tuyến trên Facebook. Do vậy, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Facebook thu thuế, để tất cả đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, mọi thứ minh bạch, đàng hoàng, sòng phẳng hơn.

Đối với cá nhân tự chạy ads, tôi cho là có 2 hướng lựa chọn để tối ưu công việc trong bối cảnh mới.

Thứ nhất, họ có thể chủ động đăng ký kinh doanh hoặc xin gia nhập các tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thay vì hoạt động “underground”. Như vậy, mọi thứ sẽ chuyên nghiệp hơn và người chạy ads được hưởng đầy đủ quyền lợi như tôi vừa trao đổi.

Thứ hai, nếu vẫn còn “ngại” chọn phương án trên, thì các cá nhân chạy ads cần tối ưu hóa hoạt động quảng cáo của họ, sao cho chi phí được sử dụng hiệu quả hơn.

Muốn làm được như vậy, đương nhiên các cá nhân này sẽ phải nâng cao kiến thức trong lĩnh vực thiết lập quảng cáo, chứ không thể là “biết biết, cứ làm xem sao” như trước được!

Tôi được nghe những người hoạt động quảng cáo nói rằng, không ai có thể hiểu rõ về thuật toán của các nền tảng. Những chính sách mà Facebook đưa ra là một chuyện, nhưng cách “xử lý” đằng sau lại là chuyện khác.

Bởi thế mới sinh ra nhiều tình huống khẳng định fanpage chạy “sạch”, nhưng vẫn bị sập. Anh có lời khuyên nào để tránh sập các fanpage, và nếu sập rồi thì phải làm sao?

Trong chính câu hỏi vừa rồi thì đã có một phần câu trả lời rồi. Đó là những lời khuyên “tránh sập” fanpage hoàn toàn mang tính tham khảo và đã được chia sẻ rất nhiều trên internet.

Vấn đề ở đây là chúng ta không thể biết chính xác cách thuật toán của Facebook vận hành như thế nào. Chúng ta đang chơi trên sân của họ, thì luật chơi hoàn toàn do họ nắm đằng chuôi.

Lời khuyên của tôi cho tình huống này là cần phải phát triển đa kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng, chứ không chỉ phụ thuộc vào 1, 2 kênh nào đó.

Nói cách khác, doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống owned-media (các kênh nội dung do doanh nghiệp sở hữu), và coi fanpage như một chiếc phễu Marketing cho mỗi mục đích cụ thể.

Trong trường hợp lập lại fanpage, xin lưu ý rằng, chúng ta phải thu thập đầy đủ dữ liệu khách hàng cũ, để phục vụ công việc re-marketing.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên xây dựng nhiều fanpage khác nhau. Hệ thống page vệ tinh chính là chìa khóa giúp giảm sự phụ thuộc, giảm thiểu yếu tố rủi ro khi triển khai set ads trên Facebook.

Nhiều doanh nghiệp cảm thấy phát phiền với sự thay đổi bất tiện, bất nhất, thậm chí có thể nói là hà khắc từ phía Facebook. Người ta đã nói đến việc set ads trên TikTok như một sự kỳ vọng thay thế, hoặc đẩy mạnh việc quảng cáo trên các nền tảng khác.

Theo anh, liệu việc chạy quảng cáo trên Facebook có thể rơi vào tình trạng đạt đỉnh rồi thoái trào?

Ở thời điểm hiện tại, tôi chưa nhìn thấy khả năng “đạt đỉnh, thoái trào” đó!

Tại sao ư? Vì Facebook đã làm được một điều mà nhiều nền tảng khác chưa chạm tới được, là tạo ra “điểm nhấn gắn với hành vi của khách hàng”. Mạng xã hội này có định hướng phát triển rất bài bản, rõ ràng.

Có thể nói, Facebook nắm rất rõ thói quen, tâm lý, hành vi của người tiêu dùng – mà đây lại là những tiêu chí hàng đầu của thị trường quảng cáo trực tuyến.

Trong khi đó, các nền tảng khác – như TikTok chẳng hạn – thì tôi thấy mới đang ở giai đoạn tạo ra “trải nghiệm” với người dùng, nhưng việc xác định cụ thể cái “gu” của từng tệp thì chưa rõ ràng như Facebook.

Bởi thế, tôi cho rằng, nếu nói về câu chuyện “đạt đỉnh, thoái trào” của thị trường quảng cáo Facebook, thì nó sẽ không xảy ra trong vòng 5 năm tới.

Để có thể nói về thị trường một cách toàn diện như vậy, anh đã liên tục khai thác, quan sát mảng quảng cáo Facebook trong một thời gian dài.

Anh có thể chia sẻ những trường hợp khó nhất và ấn tượng nhất mà anh từng gặp trong quá trình cung cấp dịch vụ, cũng như đào tạo Facebook Marketing?

Nói về trường hợp ấn tượng nhất thì tôi rất nhớ một học viên của lớp Facebook Marketing ở Vinalink Academy. Anh ấy là giám đốc trung tâm đào tạo tiếng Nhật tại Hà Nội.

Sau khi học các kiến thức về set ads, Outbound Marketing, anh lại tự nhận ra hướng đi khắc phục nỗi đau đáu bấy lâu nay mà anh chưa giải quyết được: Sự cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường – Không có cách nào nêu bật được ưu điểm khác biệt của mình, vì quảng cáo nào cũng “nói hay”.

Thế là anh ấy tìm ra lời giải bằng phương pháp Inbound Marketing – chú trọng vào việc đầu tư nội dung gốc chất lượng, hấp dẫn, thu hút khách hàng tiềm năng về phía mình, thể hiện được chất riêng…

Điều đó có nghĩa là anh ấy đi học kỹ năng chạy quảng cáo (Outbound), nhưng lại tìm ra “chân ái” là Inbound Marketing.

Sau đấy, học viên này áp dụng những kỹ thuật set ads học được cho mảng… Inbound Marketing, để thúc đẩy tốc độ tiếp cận khách hàng tiềm năng, thu hút tự nhiên một cách mạnh mẽ hơn!

Tôi rất ấn tượng với tư duy sáng tạo trong việc học và áp dụng kiến thức của anh ấy cho công việc. Thực sự hiệu quả và chủ động!

Ngoài ra, trường hợp khó nhất là tôi từng nhận lời đặt hàng của một khách hàng doanh nghiệp, đòi hỏi việc chạy quảng cáo cam kết ra đơn, với tỉ lệ chuyển đổi rất cao.

Đây là điều mà nhãn hàng nào cũng muốn, nhưng hiện thực hóa thì không hề đơn giản.

Dù họ yêu cầu như vậy, nhưng phía doanh nghiệp vẫn sẵn sàng tạo điều kiện để tôi và ê-kíp thực hiện các bước khảo sát, nghiên cứu cần thiết, trước khi bắt tay vào chiến dịch.

Sau khi trải qua thời gian nhiều tháng làm quen sản phẩm, hiểu được tâm lý, hành vi khách hàng, đặc biệt là tìm ra các điểm tối ưu quan trọng (key) của thị trường ngách, chúng tôi đã triển khai và thu được thành công như mong đợi.

Từ đó, tôi và phía doanh nghiệp đã duy trì sự kết nối liên tục qua nhiều năm, dù thị trường có nhiều biến động.

Sự ấn tượng của tôi ở trường hợp này chính là việc hai bên thực sự hiểu nhau, tạo điều kiện cho nhau, để cùng hướng tới đích chung.

Sau tất cả những dấu ấn khó quên đó, anh có thể cô đọng lại bí quyết thành công mà anh và cộng sự làm được trong mảng chạy ads Facebook là gì?

Tại Vinalink Academy nói chung, khóa đào tạo Facebook Marketing hay agency nói riêng, tôi và đồng nghiệp đều thực hiện nhất quán tiêu chí là không dạy/không làm thủ thuật, mà tập trung vào đào tạo/thực thi bản chất.

Một khi hiểu bản chất rồi thì ta có thể thích ứng với mọi sự thay đổi.

Đó chính là bí quyết thành công trên thị trường này!

Nghe thì thấy đơn giản, nhưng để hiểu sâu sắc điều đơn giản ấy thì đòi hỏi mỗi người phải thực sự trải nghiệm, chiêm nghiệm và rút ra rất nhiều kinh nghiệm!

Xin chân thành cảm ơn chuyên gia Nguyễn Thành Trung đã nhiệt tình chia sẻ!

Thảo Anh (thực hiện) – Vietchuyennghiep.vn

Similar Posts