Thứ sáu, Tháng mười 18, 2024
Dược Hoa Linh Storytelling theo chuyên đề

Khi viên kẹo ngậm Bảo Thanh trở thành cứu cánh cho một cuộc cãi vã vì con

Em mệt mỏi lắm rồi! Anh tự mình chăm con đi! Cho con ăn, cho con ngủ, cho con chơiiiii! Em không lo nổi nữa!”.

Tôi đã thét lên như thế, trong cuộc cãi vã nảy lửa lần thứ một nghìn lẻ một với chồng – về chuyện lựa chọn cách chăm sóc con.

Hôm nay, con lại không chịu ăn cơm khi vào bữa, vì trước đó, bố nó đã cho ăn đủ thứ bánh kẹo. Bao nhiêu công sức nấu nướng, tôi phát cáu vì đã dặn bao lần…

*****

Chúng tôi lấy nhau và rơi vào cảnh “thèm con”, vì suốt nhiều năm, dù hai vợ chồng rất cố gắng nhưng vẫn hiếm muộn. Sau khi cầu cạnh khắp nơi, uống đủ thứ thuốc, may mắn làm sao, chúng tôi đón một “cô công chúa” đáng yêu chào đời.

Bao nhiêu tình cảm dồn nén, chồng tôi mang ra dành cả cho con gái cưng. Nhưng…

Cũng từ đây, hai vợ chồng phát sinh những mâu thuẫn chưa từng có, do mỗi người lại có quan điểm nuôi dạy con rất khác nhau.

Chồng tôi đặc biệt yêu chiều con gái, đáp ứng tất cả đòi hỏi của “công chúa bé”, từ đồ chơi, cho tới đồ ăn thức uống. Tôi cũng rất yêu bé, nhưng không thể nào chấp nhận được sự chiều chuộng dễ dãi đó.

Tôi sợ con bé sẽ hư, lớn lên sẽ khổ.

Vậy là hai vợ chồng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc cãi vã, chỉ vì ý chồng một đằng, lẽ vợ một nẻo.

*****

Con bé lên 6 tuổi.

Mọi chuyện vẫn chẳng có gì biến chuyển: Bố vẫn chiều, tôi vẫn phải đóng “vai ác” trong công cuộc dạy dỗ con của gia đình.

Điều khiến tôi ức chế nhất là thói quen ăn uống thiếu khoa học mà hai bố con đang hình thành thói quen.

Chẳng là, mỗi khi đón con đi học về, chồng tôi sẽ chiều lòng bé bằng chiếc bánh cờ-rếp nóng hổi, đĩa bánh giò ngoài quán, suất bánh cuốn, hay đặc biệt là bánh kẹo ngọt…

Bởi thế, mỗi bữa ăn tôi nấu – với sự chuẩn bị chỉn chu về thành phần dinh dưỡng có ích – trở thành… đồ thừa, vì bé không buồn ăn, sau khi đã thỏa mãn với những món ăn vặt trước đó.

Bao nhiêu những canh sườn hầm, gà hầm, cháo cá chép… lại nhét tủ lạnh, hâm đi hâm lại.

Cũng từ những lần như thế, nhẹ thì hai vợ chồng cự nự với nhau (chồng tôi luôn bảo “biết rồi, biết rồi, mai không thế nữa”, nhưng mai lại đâu đóng đấy), mà nặng thì thành to tiếng.

*****

Thời tiết trở lạnh nhanh quá!

Tiết trời chuyển mùa nhanh như một cái chớp mắt vậy!

Mà oái oăm thay, mới hôm qua, trời vẫn còn nóng nực. Thế mà chỉ qua một đêm, trời đã chuyển lạnh đột ngột, xuống dưới 15 độ.

Lạnh đến sởn cả da gà!

Thế là dù đã cẩn thận mặc cho con nhiều lớp áo ấm trước khi tới lớp, bé nhà tôi vẫn bị ho. Đầu tiên là húng hắng, ậm ẹ. Rồi tăng dần, ho thành tràng.

Mà khổ thân, trẻ con đã ho thì sẽ khó ngủ. Ho mãi, ho hoài, xức dầu gió ấm vào rồi, vẫn ho. Đêm gió mùa với tiếng con ho, thực sự là ác mộng với gia đình tôi.

Bởi trong màn đêm tĩnh mịch, chỉ có tiếng ho, tiếng trở mình của con, của bố. Đến khi mệt quá, bé lim dim, từ từ chìm vào giấc ngủ. Nhưng… được chừng dăm tiếng, cơn ho ập đến, lại lôi bé dậy, mếu máo.

Khổ nỗi, tôi đã thử một số loại thuốc ho cho trẻ con, nhưng bé kiên quyết không chịu uống. Vậy là cứ ho, cứ khó ngủ, cứ mệt mỏi, cứ quấy, và… cứ không chịu uống… 

Đã vậy, nửa đêm, bé mệt và đói, lại còn đòi ăn kẹo. Và thay vì hợp tác với mẹ để dỗ dành bé uống thuốc, ông bố lại lục tục chạy đi tìm kẹo cho con.

Tôi… tôi cáu!

Tôi mệt lắm rồi! Cả đêm trằn trọc chẳng ngủ nghê gì. Thế mà giờ này, anh vẫn còn định chiều con đấy à???”, tôi lại gắt lên. “Kẹo bánh gì giờ này??? Thuốc không chịu uống. Anh thử tìm xem, có loại kẹo gì mà ăn vào hết ho, thì hãy mang về cho con”.

Thấy tôi gắt như thế, anh chỉ lẳng lặng khoác áo, đi ra khỏi phòng. Còn tôi thì ôm đầu ngồi thụp xuống đất, cạnh chỏng chơ những chiếc lọ thuốc ho mua về rồi bỏ…

*****

Con còn đang ho. Mà chồng tôi lại đâu nhỉ, mãi không thấy quay về phòng?

Khi cơn thịnh nộ lắng xuống, tôi lại thấy hối hận, vì dường như mình đã quá nặng lời.

Rồi lúc lâu sau, cũng thấy anh quay về phòng, lại nựng nịu “công chúa nhỏ”. “Bố mang kẹo về cho tình yêu này”, chồng tôi vừa nói, vừa hấp háy mắt.

Con bé ho, thấy bố mang kẹo cho thì thích chí lắm. Ngậm, xong thi thoảng lại ra dấu “OK” với bố nó.

“Kẹo có ngon không con?”.

“Có ạ!”.

“Thế thì uống thêm ngụm siro này nhé, vị y như cái kẹo con vừa ngậm luôn”.

Bố con nó dỗ dành nhau như thế, vậy mà con bé cũng nghe theo, uống cạn thìa siro mà bố nó vừa mua về, cùng với vỉ kẹo kia.

Kỳ lạ thay!

Sau khi “ăn kẹo” và uống siro, con bé thay đổi dần trạng thái, từ ho thành đợt dai dẳng, chuyển sang ậm ẹ, dễ chịu hơn và… ngủ được. Bé ngủ được, vợ chồng tôi cũng được vào giấc theo.

*****

Chỉ 2-3 tiếng ngủ sâu, sau những đêm thức đằng đẵng, tôi thấy sao mà quý giá đến vậy!

Đêm qua, anh đi đâu đấy? Mà kẹo và siro anh mua là gì mà… hay thế?”, sáng hôm sau, tôi không nén nổi sự tò mò nên hỏi chồng.

Nhờ công của em cả đấy! Mấy đêm liền mệt mỏi. Xong tự nhiên em gắt lên, bảo đi tìm loại kẹo nào mà ăn vào hết ho. Anh chợt nảy ý tưởng, tìm kiếm trên mạng và thấy có viên ngậm dạng kẹo Bảo Thanh, cùng siro ho Bảo Thanh, của Dược Hoa Linh. Những thứ ấy dễ ngậm, phù hợp cả trẻ con và người lớn, nên anh tìm đến hiệu thuốc và mua được dễ dàng”, chồng tôi nói mà mắt vẫn chưa hết cái điệu hấp háy hài hước.

Bảo Thanh? Tôi nghe thấy quen lắm, thế mà tại sao tôi lại không nghĩ ra ngay từ đầu nhỉ?

Tìm hiểu kỹ, tôi mới biết, dù chỉ là viên kẹo nhỏ bé và dễ ngậm, nhưng viên kẹo Bảo Thanh ấy lại chứa cả một bài thuốc cổ truyền, với gần 20 vị thuốc dân gian, vừa lành, vừa hiệu quả.

Kết hợp cùng siro ho Bảo Thanh, lần đầu tiên, tôi thấy con bé chịu hợp tác đến vậy, vì… “cái nước này có vị giống với viên kẹo nên con thích”.

Thật là thú vị!

*****

Đấy là câu chuyện của 3 năm về trước.

Xuyên suốt 3 năm qua, viên kẹo ngậm và siro ho Bảo Thanh đã trở thành vật bất li thân với gia đình tôi – cả trong tủ thuốc của nhà, cũng như trong chiếc ba lô đi học, đi làm, đi chơi.

Con bé lớn hơn, vẫn nhạy cảm với thời tiết chuyển mùa như thuở nào, nhưng nhờ Bảo Thanh mà gia đình chúng tôi có thể vui vẻ đón nhận những cơn gió lạnh đầu đông.

Tình cờ biết cuộc thi “Bảo Thanh: Câu chuyện tôi kể“, tôi cảm thấy thật… dễ, nên đã tham gia ngay – dù đây là lần đầu, tôi viết dài đến vậy.

Tại sao ư?

Vì viên kẹo ngậm và siro ho Bảo Thanh đã quá quen thuộc, gần gũi, là thành viên thân thuộc với gia đình tôi suốt những năm qua.

Cho nên viết câu chuyện có liên quan đến thành viên ấy, thì chẳng thể nào khó được, vì thân quen đến vậy, nên Bảo Thanh đã gắn bó với mọi buồn vui cảm xúc của chồng, của con, và của tôi nữa!

Gia đình tôi xin cảm ơn Bảo Thanh rất, rất nhiều!

Cre: Thảo Anh – Vietchuyennghiep.vn AGENCY

>> Về trang Mục lục – Storytelling theo chuyên đề & thương hiệu <<

Similar Posts