Thứ ba, Tháng mười 8, 2024
Bài mẫu Vietchuyennghiep.vn Dạng Văn viết

Dùng phần mềm công nghệ thiếu hiệu quả: Đừng đổ lỗi cho công nghệ nước ngoài!

Việc chuyển đổi số của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng hiểu và ứng dụng công nghệ – điều đơn giản như vậy nhưng lại đang bị thị trường Việt Nam hiểu sai đáng kể. Thực tế cho thấy, có một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của nước ngoài không như ý, sau đó, họ chuyển sang công nghệ trong nước thì cũng gặp tình trạng tương tự.

Bỏ phí phần mềm công nghệ không phải vì… “nước ngoài”!

Gần đây, tại buổi tọa đàm “Công nghệ tiên phong – Vận hành tối ưu”, một thông tin đáng chú ý được đưa ra.

Đó là: Theo Ban Chuyển đổi số Quốc gia, có tới 48% doanh nghiệp Việt Nam mua phần mềm xong 2 năm sau thì… bỏ, do liên quan vận hành hệ thống.

Thậm chí, để minh họa cho thông tin trên, ông Đỗ Đình Long – Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Công ty ODClick – còn cho rằng, một doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhưng cũng “đắp chiếu” vì mỗi lần vận hành lỗi phải nhờ chuyên gia nước ngoài sang, vừa tốn thời gian, vừa tăng chi phí.

Cũng theo ông Long, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “tiền mất, tật mang” của doanh nghiệp Việt là do công nghệ không phù hợp với hệ thống, từ đó sẽ khiến chi phí vận hành của doanh nghiệp cao hơn mà không hiệu quả.

Trước thông tin đó, ông Kiệt Ngô – Giám đốc Công ty Phần mềm AgileOps, chuyên gia Atlassian số 1 tại Việt Nam hiện nay – không đồng tình.

Đầu tiên, tôi phải khẳng định rằng, không chỉ công nghệ nước ngoài mới cần bổ sung chuyên gia đào tạo, mà phần mềm nói chung đều cần có chuyên gia hướng dẫn cụ thể để đội ngũ nhân sự nắm vững”, ông Kiệt Ngô – Chuyên gia được cho là người Việt thành công nhất trên nền tảng Upwork – thẳng thắn bày tỏ.

Tuy nhiên, chi tiết “phải nhờ chuyên gia nước ngoài sang, vừa tốn thời gian, vừa tăng chi phí” khi “mỗi lần gặp lỗi vận hành”, theo ông Kiệt Ngô, là “nói quá, khó chấp nhận”.

Việc khách hàng cần hỗ trợ khi triển khai phần mềm công nghệ trong chuyển đổi số là hết sức bình thường. Với thực tế internet tốc độ cao và nhiều công nghệ hỗ trợ từ xa hiện nay, khó nói rằng, cứ mỗi lần lỗi là chuyên gia lại phải… sang”, ông Kiệt Ngô chia sẻ.

AgileOps đang cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp cho những công ty ở nước ngoài, và chúng tôi chưa phải… bay sang đó hỗ trợ trực tiếp bao giờ, mà công việc vẫn suôn sẻ”.

“Chỉ mặt, đặt tên” nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt gặp khó

Là người có hàng chục năm kinh nghiệm tư vấn, triển khai các phần mềm công nghệ cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, ông Kiệt Ngô cho rằng, lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp bỏ phí công nghệ hiện đại chủ yếu là vì hệ tư tưởng khác nhau giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.

Trong đó, với doanh nghiệp nước ngoài, khi xác định mua phần mềm thì họ sẽ chọn mua thêm gói dịch vụ, để chuyên gia đào tạo nhân sự cách sử dụng phần mềm chuyên sâu hơn.

Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam lại mang hệ tư tưởng mặc định rằng, sẽ bỏ ra một khoản chi phí gói gọn để mua phần mềm, mà không bỏ thêm bất kỳ khoản chi phí nào cho dịch vụ đào tạo.

Điều này tưởng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần chi phí, nhưng thực ra lại thành lãng phí, khi không hiểu và không khai thác được hết tính năng của phần mềm đã mua.

Thiếu đi chuyên gia ‘cầm tay chỉ việc’ khiến việc khai thác phần mềm cho nhân sự không hiệu quả. Thực trạng này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp mua phần mềm hiện đại rồi lại bỏ. Cần nhìn rõ vấn đề cốt lõi đó!”, ông Kiệt Ngô phân tích.

Thực tế chứng minh, hệ phần mềm quản trị dự án, doanh nghiệp nổi tiếng thế giới Atlassian – Jira đã phục vụ rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới.

Một trong những bí quyết của họ nằm ở việc đưa ra bộ tiêu chí khắt khe để cấp chứng nhận “đại lí ủy quyền” cho các công ty công nghệ đối tác. Một khi có “đại lí ủy quyền”, thì doanh nghiệp ở thị trường nào mua bộ phần mềm Atlassian – Jira, các chuyên gia của đại lí đó sẽ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ để khai thác tối đa tính năng một cách hiệu quả.

Đã có quy trình như vậy, thật khó để nói rằng, mua phần mềm công nghệ xong… bỏ phí! Theo tôi, điều cốt tử nằm ở tư duy triển khai của doanh nghiệp mà thôi”, CEO AgileOps bày tỏ.

Tác giả: Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

Similar Posts